Các loại gỗ công nghiệp

Các loại gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất. Hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như đặc tính không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay về giá thành, mẫu mã, màu sắc.

Tuy nhiên gỗ công nghiệp cũng có nhiều loại với những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào mục đích nhu cầu sử dụng và vị trí sử dụng để chọn có lựa chọn.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một cách cụ thể dễ hiểu về các loại gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất và ưu nhược điểm của nó.

Gỗ công nghiệp là gì? Có các loại gỗ công nghiệp nào?

Nếu như gỗ tự nhiên là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ thì gỗ công nghiệp lại là loại gỗ sử dụng gỗ vụn kết hợp keo hoặc hóa chất để tạo ra tấm gỗ.

Đa số gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu thừa, nguyên liệu tái sinh hoặc ngọn cây từ cây gỗ tự nhiên. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp như bàn trà, bàn ăn, ghế ăn, bàn học, bàn trang điểm, tủ quần áo, giường ngủ….gồm 2 loại cơ bản là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.

Các dòng gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay gồm: Gỗ MFC, gỗ MDF, gỗ HDF. Ngoài ra, các loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng nhiều nhất gồm bề mặt Melamine, bề mặt Laminate, bề mặt Veneer và bề mặt Vinyl

Những ưu điểm chung của các loại gỗ công nghiệp

– Không bị cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên.

– Là gợi ý lý tưởng để làm kệ tivi gỗ, tủ quẩn áo, kệ sách, giá sách tại văn phòng làm việc…

– Bền mặt gỗ phẳng, nhẵn, dễ thi công tạo kiểu cầu kỳ phức tạp

– Dễ dàng sơn hoặc dán các chất liệu khác nhau lên bề mặt.

– Giá bán rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.

– Việc thi công thuận lợi, thời gian gia công nhanh, ít bị rủi ro.

Tuy nhiên, các dòng gỗ công nghiệp thường không dẻo dai như gỗ tự nhiên, khả năng chịu lực hạn chế và không làm được đồ trạm trỗ tinh tế và sang trọng như các dòng gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ công nghiệp được dùng cho đồ gỗ nội thất

Thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất được làm từ 6 loại gỗ công nghiệp chiếm ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm cac loai go cong nghiep như: MFC, MDF và HDF. 3 loại gỗ còn lại bao gồm: Gỗ Plywood, Gỗ ghép thanh và Ván gỗ nhựa. Cả 6 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Thông tin chi tiết về từng loại:

Gỗ công nghiệp MFC

Tên gọi gỗ công nghiệp MFC có bắt nguồn từ chữ viết tắt Melamine Face Chipboard và nó có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine.

Loại gỗ này có nguồn gốc là các nguyên liệu ngắn ngày như cao su, bạch đàn hoặc keo chứ không cần sử dụng đến các loại cây rất lâu năm.

Để sản xuất nên loại gỗ công nghiệp này cũng cần trải qua khá nhiều các công đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp.

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su…

Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ.

Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp. Do đó người tiêu dùng hoan toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Ưu điểm:

+ Giá cả hợp lý, phù hợp với phân khúc bình dân. Thường dùng làm bàn làm việc, giá sách, bàn học cho trẻ nhỏ, tủ quần áo…

+ Màu sắc rất đa dạng, phong phú với hơn 80 màu từ đen, trắng, xám…cho đến các tone màu vân gỗ hiện đại.

+ Dễ thi công, kích thước bề mặt gỗ lớn, sử dụng cho các công trình đơn giản.

Nhược điểm:

+ Gỗ MFC sợ nước, gặp nước sẽ bị phồng

+ Không thích hợp để sử dụng trong các môi trường ẩm ướt như nhà tắm, tủ bếp…

Gỗ công nghiệp MDF 

Trong cac loai go cong nghiep thì dòng gỗ công nghiệp MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn MFC, cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các chất phụ gia ép lại.

Cụm từ MDF được viết tắt bởi Medium Density Fiberboard và được ép từ các loại gỗ vụn và nhánh cây. Các sợi gỗ sẽ được nghiền nát, loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo và các chất phụ gia bột sợi gỗ, chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ,… để cho ra loại gỗ thành phẩm phục vụ cho ngành thi công nội thất.

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.

Gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic.

Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm sản xuất khác nhau, dây chuyền máy móc công nghệ khác nhau cho nên thành phẩm gỗ cũng không giống nhau.

Chúng được chia thành 4 loại cơ bản đó là gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà (như bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ…), loại gỗ MDF có khả năng chịu ướt có thể dùng ngoài trời, loại gỗ MDF mặt trơn không cần phải chà xát và loại cuối đó là MDF mặt không trơn được dùng khi dán ván.

Ưu điểm:

+ Vecni, độ bán sơn cao.

+ Dễ tạo dáng cầu kỳ phức tạp, có thể sơn được nhiều màu sắc, phù hợp với các sản phẩm nội thất đa dạng sắc màu trong phòng của trẻ hoặc làm các loại tủ gỗ phục vụ trang trí không gian nội thất thêm sinh động.

+ Gỗ MDF dễ gia công, cách âm cách nhiệt tốt.

+ Sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.

Nhược điểm:

+ Khả năng chịu nước không tốt

+ Màu sơn dễ bị trầy xước

+ Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.

Gỗ công nghiệp HDF

Cụm từ gỗ công nghiệp HDF được viết tắt từ High Density Fiberboard, loại gỗ này có lượng bột gỗ xay nhuyễn và các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng còn lại.

Vì thế giá thành loại gỗ này cũng cao hơn cho nên để phân biệt được lõi nội thất là loại gỗ nào thì người tiêu dùng có thể khoan một lỗ nhỏ chỗ lắp bản lề hay ray để loại bỏ lớp phủ bề mặt và thấy được phần cốt gỗ bên trong.

Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn các loại khác.

Cần luộc và sấy gỗ trong nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ. Khi đó gỗ sẽ khô kiệt nước và được loại bỏ hết nhựa nhờ dây chuyền xử lý hiện đại, tiên tiến. Do vậy, loại gỗ này đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh.

Bột gỗ khi kết hợp với phụ gia sẽ làm tăng độ cứng của gỗ, khả năng chống mối mọt tốt, lực ép cao cho nên khả năng chịu lực cũng tốt. Do đó bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như đảm bảo về thời gian sử dụng sản phẩm làm từ gỗ HDF.

Loại gỗ này có ưu điểm như khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt, có thể sử dụng trong phòng học, nhà bếp hay nội thất văn phòng

Ưu điểm:

+ Khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt.

+ Chất gỗ đã được sấy khô hoàn toàn và tẩm hóa chất chống mối mọt, hạn chế tối đa tình trạng cong vênh và nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên.

+ Bền mặt gỗ nhẵn bóng và thống nhất với hơn 40 màu sơn giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

+ Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với gỗ MDF.

Nhược điểm:

+ HDF là gỗ ván ép, một số nhà sản xuất vẫn chấp nhận tung ra thị trường loại gỗ dễ thấm nước.

+ Gía thành cao, tương đương các loại gỗ tự nhiên thông thường.

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC và MDF

Để tạo độ sáng bóng cho bề mặt thì sau khi thành phẩm sẽ được phun một lớp Melamine lên bề mặt có tác dụng chống trầy xước, chống thấm nước.

Lớp này thường rất mỏng lại có độ bám chắc cực tốt cho nên bạn hoàn toàn yên tâm tin tưởng vào chất lượng cũng như không cần phải lo lắng về độ bong tróc.

Gỗ MDF là loại gỗ thường được sử dụng trong lĩnh vực nội thất với nhiều sản phẩm phong phú như tủ bếp, giường ngủ, bàn họp, tủ hồ sơ…có đến hơn 80% đồ nội thất được làm từ chất liệu MDF.

Lý do mà loại gỗ này hay được mọi người lựa chọn bởi vì giá thành tầm trung, bền hơn MFC nhưng cũng không quá kém chất lượng so với HDF mà lại có màu sắc và kiểu dáng đa dạng, phong phú từ những màu sắc cổ điển như đen, trắng, xám, chì cho đến những màu vân gỗ hiện đại, thoải mái cho sự lựa chọn của mọi gia đình và văn phòng.

Hiện tại, loại gỗ này có hai dạng đó là MDF thường và gỗ MDF lõi xanh chịu ẩm. Hai loại gỗ này sẽ được thiết kế và làm nên những vật dụng nội thất tùy thuộc theo không gian sử dụng xung quanh.

Nếu trong điều kiện thông thường thì chỉ cần đến loại gỗ tiêu chuẩn còn nếu là nội thất dùng cho bếp và các khu vực ẩm thường xuyên thì nên chọn loại gỗ lõi xanh chịu ẩm để có thể đảm bảo cho chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.

Thường gỗ MDF nếu sử dụng trong điều kiện bình thường thì sản phẩm nội thất sẽ có tuổi thọ từ 10 – 15 năm. Thời gian này có thể dao động thay đổi ít nếu trong các điều kiện khác nhau và có các tác động lực từ môi trường.

Gỗ công nghiệp HDF cũng có hai loại lõi, lõi xanh chống ẩm, lõi vàng không chấm ẩm.

Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu chọn cho mình loại chất liệu phù hợp nhất để thi công nội thất. Liên hệ nội thất gỗ óc chó Cát Tường ngay hôm nay nếu có nhu cầu tư vấn báo giá, thi công nội thất theo nhu cầu.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Miễn phí giao hàng và lắp đặt tại những địa điểm giao hàng < 10km tính từ trung tâm nơi khách hàng đặt hàng

BẢO HÀNH

Chính sách bảo hành áp dụng cho các trường hợp lỗi về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp đặt.

THANH TOÁN LINH HOẠT

Khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% tổng giá trị đơn hàng trực tiếp tại Showroom hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Cam kết chất lượng

Cam kết 100 % Chất liệu sản xuất giống như trong hợp đồng.

Hotline: 0938 261 248
Tư Vấn Online
Gọi: 0938 261 248