Cách bố trí phòng bếp đẹp

Trong ngôi nhà thời nay phòng bếp đẹp ngày càng được chủ hộ chú trong trong thiết kế cũng như lựa chọn những vật liệu, đồ dùng để phòng bếp đẹp, hiện đại hơn. Trong bài chia sẻ ngắn này nội thất Cát Tường sẽ chia sẻ với bạn những cách bố trí phòng bếp đẹp, đơn giản và hiện đại cho mọi nhà.

Nguyên tắc trong cách bố trí phòng bếp đẹp

Tính thẩm mỹ

Có lẽ tính thẩm mỹ luôn là yếu tố được các gia chủ quan tâm đầu tiên khi thiết kế, bố trí nội thất nói chung và thiết kế phòng bếp nói riêng. Đó là điều dễ hiểu bởi vốn dĩ ai ai cũng mong muốn được sống, được sinh hoạt trong một không gian đẹp đẽ, giàu cảm xúc. Điều đó không chỉ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà còn tạo cảm hứng say sưa, thích thú trổ tài nấu nướng mỗi khi bước chân vào gian bếp quen thuộc.

Người ta có câu “yêu bằng mắt” nên một gian bếp đẹp còn là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của các thành viên trong gia đình, đặc biệt những là chị em nội trợ – người thổi hồn, người giữ lửa cho tổ ấm.

Vì thế, dù bạn có lựa chọn cách bố trí phòng bếp nào đi nữa thì vẫn phải đảm bảo mang lại tính thẩm mỹ cần thiết cho góc ẩm thực.

Tính tiện nghi

Tuy nhiên, dù bếp đẹp thế nào mà không đáp ứng đầy đủ tiện nghi thì cũng chỉ để ngắm. Nhất là đối với phòng bếp nó lại càng cần phải phát huy hết công năng của mình trong việc đem đến một không gian sáng tạo ẩm thực tuyệt vời nhất.

Điều đó có nghĩa là cách bo tri nha bep dep dù đơn giản hay cầu kỳ, hiện đại thì nó vẫn là gian bếp đúng nghĩa, là nơi nhóm lửa, nơi mang lại những bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương.

Phong thủy

Phong thủy vốn dĩ không phải là mê tín mà nó chính xác là khoa học dựa trên quy luật ngũ hành. Vì thế từ rất xa xưa, cha ông ta đã có những nguyên tắc riêng trong cách bố trí phòng bếp như: Bếp nấu kỵ gió, bếp nấu kỵ nước hay “tọa hung hướng cát’; rồi cả hướng bếp, chất liệu, kích thước, màu sắc,… nhằm tránh xui xẻo không đáng có đồng thời đem lại may mắn, thu hút vượng khí, tiền tài, phúc lộc của gia đình cũng từ đó mà tăng lên.

Vậy nên, nếu có thể kết hợp hài hòa các yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi và phong thủy chắc chắn sẽ bạn sẽ sở hữu được một căn bếp hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất mà bất cứ ai cũng đều mong ước.

Những nguyên tắc thiết kế phòng bếp – tủ bếp

Bếp có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác, hãy tham khảo nguyên tắc thiết kế phòng bếp để có lựa chọn phù hợp.

Bếp cần có quan hệ với các yếu tố thuộc mội trường thiên nhiên 

Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói…) đã cho phép bếp không nhất thiết phải gắn với thiên nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ và tâm lý. Tường và vật liệu mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính thẩm mỹ cao và sạch sẽ.

Bố cục không gian và thiết bị trong bếp

Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý để tiện nghi khai thác cho người sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủ lạnh, lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu). Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song hay chữ L hay chữ U hay chữ U hẹp, khoảng cách giữa 2 cạnh có thể chỉ 0,9m để với sang hai bên cho tiện lợi. 

Các không gian cao thấp phải được tận dụng làm tủ bếp dưới gầm bàn, tủ treo, kho treo… thậm chí để cả máy giặt để người làm bếp tiện vừa nấu ăn vừa giặt đồ.

Tam giác và tứ giác làm việc trong bếp nên có các cạnh đều nhau. Bếp gồm 3 thành phần chính là chậu rửa – tủ lạnh – bếp lò hình thành một tam giác làm việc (work triangle), tuy nhiên các cạnh tam giác này không nên quá lớn, ở các phòng bếp sang trọng và lớn, chiều dài cạnh nói trên chỉ để khoảng 3.000 mm. Khi dùng bếp kiểu hòn đảo (island) hay xuất hiện trong các bếp hiện đại sẽ hình thành tứ giác làm việc thay cho tam giác.

Bố trí các thiết bị chính

– Chậu rửa: là vị trí quan trọng nhất ở bếp, được sử dụng trước khi nấu, trong khi nấu, khi ăn cũng như dọn bàn sau khi ăn. Đó là nơi người nội trợ dùng nhiều nhất trong bếp. Vì vậy vị trí người đứng trước chậu rửa là vị trí phải quan sát được các không gian có quan hệ nhất là bàn ăn (chú ý không được để các tủ treo che khuất) và không gian bên ngoài theo một trong hai phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc khác nó cần có quan hệ với các bộ phận liên quan bên trong như tủ chén bát, giỏ rác, bếp nấu. Cần chú ý để cánh của các bộ phận này không va vào nhau.

Ở các ngôi nhà có diện tích rộng rãi, người ta còn có thể bố trí riêng chậu rửa cho bộ phận soạn ăn (salad sink). Không gian bên ngoài còn rất cần thiết khi cần gia công thức ăn (rửa rau, làm gà vịt, cá) ở sân ướt phía sau.

Ở những căn hộ này, các thiết bị chậu rửa, máy lạnh, máy giặt, bồn rửa… bố trí lồng trong khu vực tủ bếp

– Giỏ rác: ngày nay giỏ rác không chỉ có một, có thể dùng nhiều giỏ rác để phân chia ngay rác ướt, rác khô và loại rác có thể tái sinh.

– Tủ lạnh: Được một số tác giả coi là có tầm quan trọng thứ hai. Khi bố trí một tủ lạnh, cần cân nhắc không gian cần thiết để tiếp cận tủ đồng thời khi mở cánh cửa tủ không bị vướng mắc. Tủ lạnh được dùng tới nhiều, trong khi nấu, sửa soạn, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần được coi trọng.

– Bếp lò: Ở nước ta bếp lò đã được cải thiện rất nhiều từ khi gas đốt được bán rộng rãi tại Việt Nam. Bếp gas và lò viba ngày càng ưa dùng tại vì tính thiện lợi và sạch sẽ. Bếp phải bố trí phía có tường đặc kín gió (không có cửa sổ) cũng như cần tránh các luồng gió thổi bạt làm tắt các lửa bếp.

Có 3 giải pháp chính: Kiểu bán đảo đưa ra từ bếp , kiểu đảo (độc lập) và kiểu bố trí ở một ngách riêng.

Không nên ngăn cản tầm nhìn từ bếp sang bàn ăn nội bộ. Khi thiết kế cho khu vực ăn uống, cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để người đang nấu bếp và người đang ăn có thể nói chuyện với nhau (các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn ăn hay quầy kiểu bán đảo tạo sự liên hệ gần gũi giữa người nấu và người ăn). Nếu có thể, bếp cũng cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà không phải đi qua khu bàn ăn bên trong.

Cách bố trí phòng bếp đẹp theo hướng phong thủy của bản mệnh

Ngũ hành có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành đều ứng với một năm sinh nhất định. Việc đặt hướng bếp hay bố trí bếp theo cung mệnh ngũ hành, đã không còn quá xa lạ. Đặt bếp đúng hướng không chỉ giúp gia chủ đón được nhiều luồng khí tốt, mà dòng sinh khí còn thường xuyên vận động xung quanh ngôi nhà, giúp gia chủ tránh khỏi những dòng yếu khí bất lợi cho sức khỏe, cũng như tài vận cho gia đình.

Giữ vững nguyên tắc bếp là hướng sau lưng người nấu, hướng bếp nên “tọa hung hướng cát” và không trùng với hướng nhà. Với từng mệnh thì bạn nên đặt bếp và bố trí sao cho khoa học để sinh khí và gặp nhiều may mắn?

Hướng đặt bếp mệnh Kim

Người mệnh Kim nên thiết kế bếp đặt bếp theo hướng Tây sẽ giúp gia chủ mệnh này có được may mắn và bình an.

Hướng đặt bếp mệnh Mộc

Bếp cho người mệnh Mộc nên thiết kế hướng cửa chính của phòng bếp là hướng Nam, Đông và Đông Nam sẽ giúp gia chủ mệnh Kim thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà.

Hướng đặt bếp mệnh Thủy

Hướng bếp phong thủy phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Đông Nam, Nam cũng rất tốt bởi những hướng trên sẽ sinh vượng khí giúp gia chủ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và chuyện tình cảm suôn sẻ, gia đình hạnh phúc.

Hướng đặt bếp mệnh Hỏa

Hướng bếp phong thủy cho người mệnh Hỏa thì hướng thích hợp là hướng Nam, Tây Nam, Đông Bắc rất hợp với gia chủ, giúp đường tài vận hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.

Nên tránh xây dựng, thiết kế bếp vào nhũng hướng sau: Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc và hướng Bắc vì những hướng này không mang lại tài lộc cho gia chủ.

Hướng đặt bếp mệnh Thổ

Người mệnh Thổ nên đặt bếp theo hướng Tây Bắc và Đông Nam bởi 2 hướng này sẽ giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió.

Mỗi hướng bếp phù hợp với mỗi cung mệnh đều là hướng bếp thuộc 4 cung tốt là Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nếu đặt bếp đúng hướng, sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, bởi bếp được xem là thần giữ lửa  trong ngôi nhà của mỗi gia đình.

Nhờ kiến trúc sư Cát Tường hướng dẫn bố trí bếp đẹp

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế và thi công nội thất trọn gói, chung tôi mang đến cho bạn những cách bo tri nha bep dep giải pháp hoàn hảo để gian bếp nhà bạn trở nên tiện nghi và thoải mái hơn bao giờ hết.  

Sở hữu một đội ngũ kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm cùng một nhà máy sản xuất trực tiếp nội thất gỗ, nội thất gỗ óc chó Cát Tường sẵn sàng mang đến cho bạn những thiết kế nội thất đỉnh cao, bền đẹp với thời gian. Trên nền chất liệu gỗ cao cao cấp như óc chó, gỗ sồi hay gỗ công nghiệp MDF, HDF, chúng tôi tạo nên những hệ tủ bếp thông minh, những bộ bàn ăn sang trọng, góp phần mang lại sự sang trọng, đẳng cấp và tiện nghi cho ngôi nhà của bạn. 

Minh chứng cho điều này rõ ràng nhất chính là những mẫu thiết kế nội thất bếp đẳng cấp chúng tôi đã được ứng dụng tại rất nhiều những biệt thự sang trọng hay các chung cư cao cấp. Bạn có thể bắt gặp bóng dáng đồ nội thất của Cát Tường ở Vinhomes, Ecopark,…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bố trí phòng bếp đẹp bằng những kinh nghiệm thực tế của mình. Bạn thấy không, chỉ cần chú ý đến một vài chi tiết và thực hiện đúng nguyên tắc thì dù nhà bếp của bạn có chật hẹp hay nhiều đồ đến mấy, chúng cũng trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn gấp bội. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công những mẹo hay này và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của chúng tôi! Trân trọng!

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Miễn phí giao hàng và lắp đặt tại những địa điểm giao hàng < 10km tính từ trung tâm nơi khách hàng đặt hàng

BẢO HÀNH

Chính sách bảo hành áp dụng cho các trường hợp lỗi về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp đặt.

THANH TOÁN LINH HOẠT

Khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% tổng giá trị đơn hàng trực tiếp tại Showroom hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Cam kết chất lượng

Cam kết 100 % Chất liệu sản xuất giống như trong hợp đồng.

Hotline: 0938 261 248
Tư Vấn Online
Gọi: 0938 261 248