Ván mfc

MFC và MDF là hai dòng gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất hiện đại. Cả 2 đều có độ bền bỉ, tính ứng dụng cao và nhận được sự quan tâm rất lớn. Trong quá trình hỗ trợ khách hàng, KTS Cát Tường thường nhận được thắc mắc về 2 loại vật liệu thi công này. Do vậy, hôm nay chúng tôi sẽ làm bài hướng dẫn phân biệt ván gỗ MFC và MDF, mời các bạn cùng theo dõi.

Giới thiệu chung gỗ MFC và MDF

MFC và MDF nổi tiếng là 2 dòng gỗ công nghiệp cao cấp nhất hiện nay. Cả 2 loại đều có độ bền cao, thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng được. Chúng đều được khuyến khích sử dụng thay thế gỗ tự nhiên 

Hiện nay, đồ nội thất có tới 80% sử dụng 2 chất liệu này. Quý khách có thể dễ dàng nhìn thấy chúng tại các nhà chung cư cho đến các nhà hàng, biệt thự, khách sạn…Sở dĩ chúng phổ biến như vậy là do có rất nhiều đặc điểm vượt trội như sau:

Nguồn nguyên liệu dồi dào

Chống cong vênh tốt

Chống mối mọt

Sử dụng được đa dạng các bề mặt: sơn, melamin, lamilate, veneer, acrylic…

Giá thành hợp lý.

Gỗ MFC

Ván MFC là gì? Cùng tìm hiểu sơ lược về gỗ công nghiệp MFC

MFC đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi sản xuất đồ nội thất phẳng giá rẻ từ những năm 80. MFC ngày nay có thể được sử dụng để tạo ra những căn bếp hiện đại. Đây là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt.

MFC theo thời gian có thể bắt đầu phai màu và MFC kết cấu nhẹ hơn rất nhiều so với MDF. Chất lượng của gỗ ván đó phụ thuộc vào mật độ của mỗi tấm ván ghép lại. Nhiều đồ nội thất bàn ghế văn phòng trong nước sử dụng ván kết cấu nhẹ, mật độ thấp. Hầu hết đồ nội thất cấp thương mại làm bằng ván dày. Tấm ván thành phẩm sau đó được cắt theo hình dạng và kích thước, được viền bằng máy dải để bảo vệ các cạnh.

Những tấm ván này sau đó có thể được sử dụng để làm đồ nội thất. Và nó được sử dụng trong bàn làm việc, tủ và kệ. Gỗ MFC có hai loại chính là MFC chống ẩm và MFC thường. Gỗ MFC có hơn 130 màu sắc phong phú, bao gồm cả hoa văn vân gỗ, màu giả đá, màu đơn sắc… phù hợp với hầu hết các không gian kiến trúc hiện đại, như nội thất dân dụng, giường, tủ, bếp,… mang phong cách trẻ trung, sang trọng được đa số người dùng ưa chuộng.

Vì sử dụng cốt ván dăm nên gỗ MFC có khả năng chịu lực tốt, đặc biệt là lực thẳng đứng. Thêm vào đó, bề mặt Melamine có tác dụng chống trầy xước, chống mài mòn hiệu quả, giúp đồ nội thất được bền lâu và có tính thẩm mỹ cao. Gỗ MFC phù hợp làm tủ đứng hoặc ứng dụng làm tủ, kệ bếp. Bên cạnh đó gỗ MFC còn rất thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng.

Ván gỗ công nghiệp MFC còn được gọi là ván dăm. Chữ MFC là viết tắt của Melamine faced chipboard.

Cấu tạo: Các cây gỗ sau khi thu hoạch được băm nhỏ trộn với keo và ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao theo các tiêu chuẩn. Để ra được một tấm MFC là cả 1 quy trình dài và bài bản.

Tính chất: Bề mặt được phủ lên một lớp Melamine, có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Khả năng chịu lực rất tốt, đặc biệt là lực thẳng đứng.

Phân loại: Có hai loại là ván gỗ MFC thường và ván gỗ MFC chống ẩm. Cả 2 loại ván này đều được ứn dụng trong các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng,…  Với MFC chống ấm thì được sử dụng nhiều ở khu vực có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với nước như: phòng bếp, nhà vệ sinh,… 

ván mfc
ván mfc

Quy trình sản xuất:

B1: Dùng máy băm nhỏ thân gỗ tạo thành các dăm gỗ nhỏ

B2: Sấy ở nhiệt độ quy định

B3: Sàng lọc và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau

B4: Trộn lẫn với các chất kết dính

B5: Tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ gỗ

B6: Ép sơ bộ sau khi tạo hình

B7: Cắt theo độ dài tiêu chuẩn

B8: Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao

B9: Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh

B10: Mài nhẵn bề mặt

B11: Kiểm định chất lượng và hoàn thành sản phẩm

Ưu, nhược điểm của MFC

Ưu điểm

Ưu điểm chính của ván MFC so với gỗ nguyên khối là chi phí rất thấp. So với đồ nội thất bằng ván ép có kích thước tương tự thì nội thất bàn văn phòng ván MFC có giá thấp hơn một nửa.

Khi xây dựng các công trình lớn cần hàng trăm tấm vật liệu hoặc cho các dự án nhỏ như lát sàn trong phòng tắm, ván MFC có thể giúp tiết kiệm ngân sách đáng kể.

Do đặc tính nhẹ, ván MFC có thể vận chuyển và xử lý đơn giản.

Thông thường khi mọi người đến để lựa chọn đồ nội thất gỗ một trong những yếu tố quan trọng sẽ được xem xét là độ dày mỏng của gỗ. Gỗ đặc hơn có nghĩa là trọng lượng nặng hơn. So với ván ép hoặc gỗ đặc, ván MFC có trọng lượng rất nhẹ và dễ dàng vận chuyển, di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Có khả năng giữ vít và đinh tốt hơn so với MDF, có thể được gia công (cắt, khoan, phay, v.v.), dán và sơn rất dễ dàng để có được kích thước mong muốn.

 Bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi

MFC là vật liệu thân thiện với môi trường từ phế liệu của các sản phẩm gỗ xẻ khác, chẳng hạn như dăm gỗ, mùn cưa… Có nghĩa là không có chất thải khi sản xuất ván MFC và không cần khai thác thêm để sản xuất MFC. Một số ván MFC cũng được sản xuất mà không sử dụng formaldehyde.

Đặc tính cách nhiệt và cách âm tốt, vì vậy thường được sử dụng trong thiết kế phòng họp, hội nghị, nhà hát, khán phòng, v.v…

Bề mặt nhẵn và phẳng dễ dàng dán các tấm trang trí hoặc gỗ veneer. Có thể dán các tấm mỏng của veneer hoặc laminate nhựa. Trên bề mặt MFC để tăng thêm vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ làm tăng độ bền của ván MFC đã được ép sẵn.

Nhược điểm

 Ván dăm cứng chắc nhưng mật độ gỗ không cao bằng ván sợi như MDF hay HDF nên không có tác dụng cách âm tốt như hai loại ván trên.

Ngoài việc có độ bền thấp, ván MFC cũng dễ bị hư hỏng vì tiếp xúc với độ ẩm. Đồng nghĩa với đồ nội thất làm từ những tấm ván này sẽ không tồn tại được lâu. Đây chắc chắn là nhược điểm lớn của đồ nội thất bằng ván MFC.

 Ván MFC hầu như không được sử dụng trong các công trình chịu trọng lượng lớn. Có độ bền thấp, ván MFC chỉ thích hợp để giữ trọng lượng thấp hoặc như tạo thành các bức tường của tủ.

Vì dăm gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó có Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe…

Phân biệt MFC và MDF

Điểm chung của MFC và MDF đều có 3 loại ván:

Bề mặt trơn phẳng rất thẩm mỹ

Ván trơn thường: Dùng cho nội thất trong nhà

Ván chống ẩm: Lõi ván được phân biệt bởi màu xanh, phù hợp với nơi có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm

Ván chống cháy: Lõi ván được phân biệt bởi màu đỏ

Cả 2 loại gỗ này đều được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất, có tới 80% đồ nội thất hiện nay sử dụng 2 chất liệu này. Chúng cách âm cách nhiệt tốt và thời gian thi công nhanh chóng. 

Nhìn tổng thể thì cả hai loại gỗ MFC và MDF khá giống nhau, nhất là khi chúng đã là thành phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt 2 loại gỗ này dựa vào những điểm sau:     

So sánh giá gỗ MFC và MDF

Hiện nay, ván gỗ MFC có giá thành thấp hơn MDF và khá rẻ, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào bề mặt phủ mà giá thành của MFC sẽ thay đổi. Nếu sử dụng Melamine bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và nếu sử dụng các bề mặt cao cấp như Acrylic hay Laminate thì giá thành sẽ cao hơn. Tùy từng loại mặt phủ, giá cả sẽ chênh lên vài chục tới vài trăm, tùy theo thiết kế được lựa chọn.

 So sánh độ dày của cốt gỗ MFC và MDF

Bằng mắt thường có thể quan sát được rằng gỗ MFC dày hơn gỗ MDF. Gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm, trong khi MDF chỉ có các độ dày 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm.

MFC cũng nhẹ hơn MDF nên được ứng dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là trong sản xuất các đồ nội thất có kích thước lớn. 

So với MFC, MDF chịu lực kém hơn. Còn MDF lại có tác dụng cách âm tốt hơn MFC.

Ứng dụng của MDF so với MFC trong sản xuất hiện nay

Dưới đây là một số khác biệt quan trọng giữa MDF và MFC:

Tính an toàn: MDF giải phóng các hạt nguy hiểm khi gia công, và điều này gây nguy cơ sức khỏe cho các nhà sản xuất. Nó chứa một yếu tố gây ung thư được gọi là formaldehyde, và chất này có thể dễ dàng thoát ra ngoài không khí. Trong nhiều trường hợp, phần tử này sẽ chỉ thoát ra ngoài không khí nếu đồ đạc bị hư hỏng. Các nhà sản xuất niêm phong đồ nội thất để giữ nguyên tố trong gỗ. MFC không có vấn đề an toàn như vậy.

Tính ổn định: MFC ổn định hơn so với MDF vì nó được sản xuất với các tấm gỗ dày. Gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm, trong khi MDF chỉ có các độ dày 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm. MFC cũng nhẹ hơn MDF nên được ứng dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là trong sản xuất các đồ nội thất có kích thước lớn. So với MFC, MDF chịu lực kém hơn. Còn MDF lại có tác dụng cách âm tốt hơn MFC.

Dễ sản xuất: MDF dễ cắt và tạo hình hơn so với MFC. Khi lựa chọn thiết kế cho công trình văn phòng, nhà ở có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nếu bạn chọn mua MFC.

Giá cả: Hiện nay, ván gỗ MFC có giá thành thấp hơn MDF và khá rẻ, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào bề mặt phủ mà giá thành của MFC sẽ thay đổi. Nếu sử dụng Melamine bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và nếu sử dụng các bề mặt cao cấp như Acrylic hay Laminate thì giá thành sẽ cao hơn. Tùy từng loại mặt phủ, giá cả sẽ chênh lên vài chục tới vài trăm, tùy theo thiết kế được lựa chọn.

MDF và MFC đều là vật liệu tốt được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm bằng gỗ khác. Chúng có độ bền bỉ tốt và tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Gỗ công nghiệp đang được sử dụng rất phổ biến, căn cứ vào nhu cầu và thực tế mà mỗi khách hàng sẽ có sự lựa chọn vật liệu khác nhau. Để được tư vấn kỹ lưỡng, quý khách có thể gọi tới hotline hoặc trực tiếp tới showroom của Cát Tường để xem xét từng loại cốt gỗ.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Miễn phí giao hàng và lắp đặt tại những địa điểm giao hàng < 10km tính từ trung tâm nơi khách hàng đặt hàng

BẢO HÀNH

Chính sách bảo hành áp dụng cho các trường hợp lỗi về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp đặt.

THANH TOÁN LINH HOẠT

Khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% tổng giá trị đơn hàng trực tiếp tại Showroom hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Cam kết chất lượng

Cam kết 100 % Chất liệu sản xuất giống như trong hợp đồng.

Hotline: 0938 261 248
Tư Vấn Online
Gọi: 0938 261 248