Tấm gỗ công nghiệp

Gỗ ép công nghiệp đang là loại vật liệu ngày càng nhiều người lựa chọn để sản xuất nội thất. Không chỉ có giá thành hợp lý, gỗ ép công nghiệp cũng ngày càng bền đẹp hơn với công nghệ sản xuất hiện đại. Bạn đang chưa biết mua tấm gỗ ép công nghiệp giá rẻ ở đâu? Hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây.

Khái niệm tấm gỗ ép công nghiệp 

Tấm gỗ ép công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất. Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụ để làm ra tấm gỗ. Hiện nay, gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất nhờ những tính năng ưu việt của nó mà gỗ tự nhiên không có được như đặc tính không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay về giá thành, mẫu mã, màu sắc.

Các sản phẩm nội thất tấm gỗ ép công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản. Đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.  Tấm gỗ ép công nghiệp

Cấu tạo của gỗ ép công nghiệp

Để các bạn có thể hiểu rõ và logic hơn, thì có thể phân chia như sau:

Phần cốt gỗ gồm có các loại cốt sau: HDF, MDF, MFC.

Phần phủ gồm các loại: Laminate, Melamine, Veneer, Acrylic.

So sánh tấm gỗ ép công nghiệp và gỗ tự nhiên

Gỗ ép công nghiệp

Ưu điểm Tấm gỗ ép công nghiệp

Nội thất gỗ công nghiệp trẻ trung và hiện đại

Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau

Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…

Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm

Độ bền: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên. Nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người. Độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.

Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).

Tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm. So với gỗ tự nhiên thì không bằng nhưng với đồ nội thất.ngày nay thì với thời gian đó là đủ để chúng ta có thể thay đồ nội thất khác.

 Gỗ tự nhiên

Ưu điểm

Bền theo thời gian: Vật liệu gỗ tự nhiên thường có độ bền cao. Một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương,.Gụ, Trắc… Còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.

Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ.à nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ.xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ,.giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng.nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…

Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước,.tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.

Chắc chắn: Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao.cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.

Thẩm mỹ, họa tiết : Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú. Với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật. Điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được.sản xuất theo tấm. Có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những.tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.

Phong cách: Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.

tấm gỗ công nghiệp
tấm gỗ công nghiệp

Nhược điểm 

Giá thành cao : Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết.gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí.gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều,.không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản.phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.

Cong vênh, co ngót: nếu thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao,.và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì.rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh.cửa, cánh tủ… Hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong.vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý.

Ứng dụng tấm gỗ ép công nghiệp trong nội thất

Các loại tấm gỗ công nghiệp sẽ có ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực nội thất, điều này còn phụ thuộc vào từng loại tấm gỗ cụ thể.

tấm gỗ MFC: Là loại tấm dăm, thường được ứng dụng trong nội thất văn phòng vì có giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền nhất định.

tấm gỗ MDF: MDF là tấm sợi mật độ trung bình, được ứng dụng nhiều trong cả nội thất văn phòng và nội thất gia đình. Giá cả loại gỗ này thuộc tầm trung, phù hợp với điều kiện của nhiều gia đình, độ bền tốt, có khả năng chống ẩm đối với loại gỗ MDF lõi xanh. Tấm gỗ ép công nghiệp

tấm gỗ HDF: Là tấm sợi mật độ cao, có khả năng chống ẩm, cách âm và cách nhiệt nên có khả năng chịu tải trọng lớn, thường được dùng làm sàn gỗ cho văn phòng, nhà ở.

tấm gỗ dán: Hay còn được gọi là tấm ép, tấm gỗ Plywood, thường được ứng dụng để làm các loại tấm xây dựng, đóng tàu thuyền.

tấm gỗ ghép thanh: Các thanh gỗ trước khi ghép đã được tẩm sấy để chống mối mọt, ẩm mốc, có thể thay thế được gỗ tự nhiên trong nội thất

Gỗ Pallet trang trí: Là loại gỗ được tạo nên từ những thanh gỗ dài, chúng được ghép và đóng lại với nhau để tạo nên một cấu trúc bền vững, được ứng dụng để vận chuyển hàng hóa.

Kích thước tấm ép gỗ công nghiệp tiêu chuẩn

Trước đây tấm ép được sản xuất phổ biến với kích thước 1200 x 2440 mm.

Tuy nhiên sau này tấm ép có nhiều kích thước đa dạng hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất tới thi công các công trình kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.

Chiều dày

Tùy thuộc vào từng loại tấm cũng như đặc tính của tấm như tấm chống cháy hay tấm chống ẩm…

tấm dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,….

tấm MDF và tấm HDF thì có thể được chia thành tấm có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), tấm có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,….) và tấm có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm)

Loại tấm Chiều dài Chiều rộng Độ dày
tấm Dăm 2000, 2400, 2440(mm) 1220, 1830(mm) 9, 12, 17, 18, 25(mm)
tấm MDF 2400, 2440 (mm) 220, 1830(mm) 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)
tấm HDF 2400 (mm) 2000 (mm) Từ 6 – 24 (mm)

Chiều rộng

Chiều rộng của các loại tấm ép khá đa dạng về kích thước thường là 1200 mm, 1220 mm, 1160 mm, 1000 mm hoặc cũng có thể lên tới 1830 mm, 2000 mm.

Chiều dài

Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại tấm ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc.

Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000 mm, 2400 mm, 2440 mm.

Bảng giá tấm ép các loại 

STT Độ dày (mm) Quy cách
1000 x 2000 1220 x 2440
1 8 85.000 115.000
2 10 105.000 135.000
3 12 125.000 150.000
4 16 155.000 205.000
5 18 175.000 235.000

Giá tấm ép phủ nhựa (VNĐ/tấm)

STT Quy cách (mm) Đơn giá (VNĐ)
1 5 x 1220 x 2440 388.000
2 8 x 1220 x 2440 580.000
3 10 x 1220 x 2440 730.000
4 12 x 1220 x 2440 860.000
5 15 x 1220 x 2440 1.090.000
6 17 x 1220 x 2440 1.200.000
7 18 x 1220 x 2440 1.300.000

Tiêu chuẩn tấm ép

Mỗi loại tấm ép như tấm dăm, tấm MDF hay tấm HDF đều sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về tỷ lệ thành phần và nguyên liệu đầu vào.

Tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào

  tấm Dăm tấm MDF tấm HDF
Tỷ lệ thành phần

80% nguyên liệu gỗ tự nhiên

75% nguyên liệu gỗ tự nhiên

85% nguyên liệu gỗ tự nhiên

9-10% keo Urea Formaldehyde (UF) 11 – 14% keo kết dính Keo kết dính, nước và các chất phụ gia

7 – 10% nước

6 – 10% nước  

Dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)

Dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…)  
Nguyên liệu đầu vào Dăm, phoi vào, vụn gỗ, mùn cưa… đã được sàng lọc, phân loại và sấy khô để giữ độ ẩm phù hợp Sợi gỗ đã qua xử lý kỹ thuật để đảm bảo độ ẩm <20% và độ mịn phù hợp

Bột gỗ có độ mịn và độ ẩm phù hợp

 

Tiêu chuẩn đầu ra

tấm Dăm tấm MDF tấm HDF

Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3

Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3

Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3

 

 

 

Khổ tấm: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

Khổ tấm: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

Khổ tấm: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

 

 

 

Độ dày: 17, 18, 25 (mm).

Độ dày: 1, 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm)

Độ dày: 6-24 (mm)

Các loại tấm ép công nghiệp phổ biến 

Mỗi một dòng gỗ sẽ được sản xuất với quy trình riêng biệt, tạo ra các sản phẩm có kích thước và đồ dày không giống nhau. Để lựa chọn được dòng gỗ với kích thước phù hợp nhất, hãy cùng Nội thất My House tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Gỗ công nghiệp MFC

Nguyên liệu sản xuất:

Từ các loại gỗ tự nhiên như keo, bạch đàn, cao su, v..v.. thu hoạch ngắn ngày

Quy trình:

Cây gỗ tự nhiên được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với chất keo rồi đem ép với lực lớn tạo thành tấm gỗ hoàn chỉnh.

Hoàn thiện bề mặt bằng cách tráng nhựa PVC, hoặc in vân gỗ để tăng tính thẩm mỹ.

Kích thước tấm gỗ công nghiệp MFC (rộng x dài) (mm):

1220 x 2440

1830 x 2440

Độ dày: 18 – 25 mm

Tấm gỗ công nghiệp MDF

Nguyên liệu:

Mảnh vụn, nhánh cây,.. gỗ tự nhiên.

Quy trình:

Vụn gỗ được nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi.

Sợi gỗ được đưa qua bể rửa trôi tạp chất, nhựa còn sót lại rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo, chất kết dính.

Dùng lực nén lớn để tạo thành tấm gỗ lớn.

Kích thước: 1220 x 2440 mm (rộng x dài)

Độ dày: 3 ~ 25mm

Gỗ công nghiệp HDF

Nguyên liệu:

Các loại gỗ rừng ngắn ngày (cao su, bạch đàn,..)

Quy trình:

Bột gỗ tự nhiên được xử lý với các chất phụ gia làm tăng độ cứng, chịu lực, chống mối mọt.

Sau đó toàn bộ tấm được ép dưới áp suất cao, xử lý bề mặt và cắt theo kích thước định sẵn.

Có thể cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt để tạo nên vẻ đẹp cho tấm gỗ.

Kích thước tấm gỗ công nghiệp HDF chuẩn: 2000 x 2400mm (rộng x dài)

Độ dày: 6 ~ 24mm

Gỗ ghép thanh

Nguyên liệu:

Các thanh gỗ nhỏ (cao su, xoan đào, keo, trẩu, v..v..)

Quy trình:

Các thanh gỗ nhỏ ghép với nhau (theo nhiều cách), sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo thành một tấm tấm gỗ hoàn chỉnh.

Kích thước tấm gỗ ghép tiêu chuẩn: 1220 x 2440 x 12/18 (mm) (rộng x dài x dày)

Gỗ dán (Plywood)

Nguyên liệu:

Các loại gỗ tự nhiên (sồi, mun, tần bì, trắc,..)

Quy trình:

Gỗ được lạng mỏng thành các lát có độ dày 0.3mm gọi là Veneer. Các tấm Veneer đặt xếp vuông góc, ép bằng keo và nén với lực lớn để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Kích thước: 1220 x 2440mm

Độ dày: 5 ~ 18mm

Lưu ý khi lựa chọn kích thước tấm ép công nghiệp

Tất cả các loại tấm ép được sản xuất với nhiều kích thước về độ dày, chiều dài x chiều rộng. Để lựa chọn kích thước tấm ép phù hợp, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

Với mỗi kích thước, độ dày tấm thì tỷ trọng tấm sẽ khác nhau. Tỷ trọng tấm cũng là một yếu tố quyết định tới chất lượng của tấm ép.

Cần xem xét tới độ dày tấm nếu sử dụng tấm để sản xuất các đồ nội thất như kệ tv, kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực của tấm ép ở mức tương đối.

Lựa chọn loại tấm phù hợp cho từng không gian kiến trúc cần thi công.

Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng các loại tấm chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… thường sử dụng tấm dăm hoặc tấm MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.

Với các loại đồ nội thất, các loại tấm phủ bề mặt melamine, laminates hay acrylic thường được sử dụng rộng rãi. Các bề mặt này vừa thể hiện được chất liệu vân gỗ sống động, hoặc sở hữu các màu đơn sắc ngọt ngào tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng.

Với tấm sàn, tấm ốp tường, bạn có thể lựa chọn thương hiệu tấm sàn cao cấp. Sản phẩm tấm sàn được làm từ tấm HDF E1 thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng với nhiều mẫu mã đẹp, đa dạng và sang trọng.

Trên đây là tất cả những thông tin về kích thước tấm ép công nghiệp cũng như tổng hợp các loại tấn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Để biết thêm thông tin về mẫu nội thất và báo giá gỗ công nghiệp có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Miễn phí giao hàng và lắp đặt tại những địa điểm giao hàng < 10km tính từ trung tâm nơi khách hàng đặt hàng

BẢO HÀNH

Chính sách bảo hành áp dụng cho các trường hợp lỗi về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp đặt.

THANH TOÁN LINH HOẠT

Khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% tổng giá trị đơn hàng trực tiếp tại Showroom hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Cam kết chất lượng

Cam kết 100 % Chất liệu sản xuất giống như trong hợp đồng.

Hotline: 0938 261 248
Tư Vấn Online
Gọi: 0938 261 248