Giá gỗ MFC và MDF

Có thể nói gỗ công nghiệp hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong trang trí nội thất, nhất là một số loại gỗ như MDF, MFC. Tuy nhiên, gỗ mfc và mdf cái nào tốt hơn, giá gỗ mfc và mdf bao nhiêu tiền vẫn là băn khoăn của nhiều người, thị trường với nhiều cơ sở sản xuất và đơn vị cung cấp càng khiến cho giá thành thêm đa dạng, người dân cảm thấy khá hoang mang. Hãy cùng Cát Tường tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Tìm hiểu chung về gỗ MFC và MDF

MFC và MDF là 2 loại gỗ công nghiệp có thể tái sản xuất và đặc biệt được các nước phát triển khuyến khích sử dụng để trang trí nhà ở. Chúng được sản xuất trong quy trình liên kết chặt chẽ trên dây chuyền công nghệ cao. Qua đó có thể khắc phục được các thiếu sót mà gỗ thông thường không làm được.

Hiện nay trên thị trường đang có khoảng hơn 60% sản phẩm đồ gỗ nội thất được sản xuất từ 2 vật liệu này, đặc biệt là sàn gỗ công nghiệp. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng và sức hút mạnh mẽ của vật liệu công nghiệp đối với nhu cầu hiện nay.

Gỗ MFC 

MFC là loại gỗ gì?

MFC là tên viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”.  Đây là dạng ván gỗ công nghiệp được phủ Melamine. Loại gỗ này có 3 sản phẩm chính là  MFC chống ẩm, MFC chống cháy và MFC thường . Mỗi một loại sẽ thích hợp với từng khu vực khác nhau trong nhà ở.

Hiện nay, gỗ MFC đang có khoảng 80 màu sắc khác nhau. Đây quả là một con số cực “khủng”. Trong đó bao gồm những màu sắc từ nhạt đến đậm, từ phổ thông đến quý hiếm. Đối với MFC, bạn có thể dễ dàng chọn được các mẫu như vân gỗ, giả đá, hoặc trơn. Trong sản xuất, gỗ MFC được sử dụng cốt ván dăm gỗ với bề mặt Melamine được ép chặt trên dây chuyền công nghệ cao. Qua đó nó có khả năng chống trầy xước, chống ẩm và chịu lực hiệu quả.Vì thế, không quá khó hiểu khi loại vật liệu này luôn được ưu tiên ứng dụng trong những không gian như nhà hàng, văn phòng, khách sạn… với các sản phẩm nội thất như: sàn gỗ, tủ kệ, cửa gỗ, trần gỗ,…

Phân loại gỗ MFC

MFC được phân ra làm 2 loại chính: Gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm.

  • Gỗ MFC thường: Được khuyến cáo nên sử dụng làm nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư, những vị trí có độ ẩm thấp. Bởi tiêu chuẩn của loại gỗ MFC thường ở mức trung bình, đáp ứng đủ cho nội thất văn phòng… MFC có đa dạng màu sắc, cụ thể có tới khoảng 80 màu từ những màu trơn như đen, trắng cho đến tất cả các màu tạo hình vân gỗ tự nhiên như: gỗ óc chó, gỗ sồi, gõ đỏ…
  • Gỗ MFC chống ẩm: Loại gỗ này tương tự như gỗ MFC thường. Theo các chuyên gia về nội thất khuyên rằng nên sử dụng cho tủ bếp hoặc những nơi ẩm thấp. Đặc biệt loại gỗ chống ẩm này được sử dụng khá nhiều tại miền bắc bởi nơi đây có khí hậu nồm ẩm và nếu muốn sản phẩm được bền bỉ, sử dụng được lâu dài thì MFC chống ẩm chính là sự lựa chọn hàng đầu.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC

 Ưu điểm
  • Chất lượng tốt, đẹp nên được các chuyên gia nội thất đánh giá rất cao.
  • Đa dạng sắc màu và các loại vân gỗ để mọi người có thể thoải mái lựa chọn.
  • Thể hiện tính thẩm mỹ cao, màu bền theo năm tháng.
  • Lớp keo Melamine giúp bề mặt hạn chế được trầy xước, va đập.
  • Mức giá để sở hữu gỗ MFC rẻ hơn so với gỗ công nghiệp MDF
  • Bề mặt nhẵn, mịn nên hỗ trợ tối đa cho việc vệ sinh và lau chùi.
  • Ván gỗ được ép dưới áp lực nên cốt ván có khả năng bám vít cực tốt.
Nhược điểm
  • MFC thường có khả năng chống nước và độ ẩm thấp. Khi tiếp xúc lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng bị nở và bung.
  • Về tính thẩm mỹ không thể so sánh được với gỗ tự nhiên.
  • Hạn chế và độ dày, mỗi ván gỗ chỉ được tạo ra với kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo độ cứng nhất định.
  • Không đồng nhất về chất liệu khi các cạnh ván hoàn thiện bằng nẹp chỉ nhựa PVC.

Gỗ MDF

Gỗ MDF là gì?

MDF là tên viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard”. Đây là dạng gỗ công nghiệp ván sợi trung bình rất được ưa chuộng trên thế giới. Cũng giống như gỗ MFC, gỗ MDF có 3 loại chính đó là MDF chống ẩm, MDF chống cháy và MDF thông thường.

Khác với gỗ MFC, bề mặt gỗ MDF thường phẳng, nhẵn, thích hợp với mọi công trình nội thất hiện nhà ở hiện nay. Gỗ được phủ các tấm vật liệu trên bề mặt như Melamine, Laminate, sơn màu hoặc lớp Veneer. Chúng sở hữu gần 100 màu sắc khác nhau với sự biến hóa vô cùng linh hoạt. Qua đó mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cùng khả năng bền bỉ theo thời gian.

Phân loại gỗ MDF

Hiện nay, gỗ MDF có hai loại là gỗ MDF chống ẩm, gỗ MDF thường, gỗ MDF chống cháy. Tùy thuộc vào từng loại chất kết dính mà các sản phẩm gỗ MDF sẽ có những đặc tính khác nhau.

Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường là loại gỗ được làm từ các sợi gỗ nhỏ và sử dụng chất kết dính là keo UF (urea formaldehyde) để liên kết các sợi gỗ, tạo nên các cốt ván MDF.

Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm sẽ được các nhà sản xuất sử dụng chất kết dính là keo MUF (melamine urea formaldehyde), nhựa Phenolic hoặc PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) thay vì sử dụng keo UF thông thường. Sản phẩm này sẽ được nhà sản xuất thêm chất chỉ thị màu xanh để phân biệt với gỗ MDF thường. Đồng thời ngoài thị trường, gỗ MDF có khả năng chống ẩm tốt cũng có giá thành cao hơn so với các loại tấm ván MDF thông thường.

Gỗ MDF chống cháy

Gỗ MDF chống cháy được các nhà sản xuất cho thêm phụ gia là thạch cao, xi măng vào để tạo nên đặc tính chống cháy cho tấm ván. Trên thực tế, tấm ván có nguồn gốc từ gỗ nên vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc nguồn nhiệt, nguồn lửa trong thời gian dài. Nhưng khi có thêm các phụ gia này vào, gỗ MDF chống cháy sẽ có thời gian bắt lửa lâu hơn, đặc biệt khi cháy sẽ không tạo nên ngọn lửa lớn.

Ưu nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm
  • Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề bặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin.
  • Có số lượng nhiều và đồng đều.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
  • Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm
  • Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
  • MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
  • Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
  • Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá gỗ mfc và mdf?

Với những người có nhu cầu sử dụng nội thất gỗ công nghiệp thì giá gỗ mfc và mdf bao nhiêu tiền hay so sánh giá gỗ hdf và mdf là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều rằng giá gỗ ở các cơ sở sản xuất, các đơn vị cung cấp gỗ sẽ không giống nhau. Giá gỗ sẽ phụ thuộc vào một số vấn đề cụ thể dưới đây:

  • Giá nguyên liệu đầu vào
  • Loại keo kết dính được sử dụng cho gỗ là keo bình thường hay keo chống nước, chống ẩm. Ví dụ như giá gỗ MDF hay MFC sử dụng keo MUF sẽ đắt hơn so với dùng keo UF.
  • Giá thành của các thành phần phụ gia được thêm vào gỗ để xử lý mối mọt, chống cháy, chống ẩm…
  • Giá gỗ MFC cũng giống như giá gỗ hdf và mdf còn phụ thuộc vào kích thước, độ dày của ván gỗ, phụ thuộc vào chất liệu phủ bề mặt sử dụng laminate, melamine, veneer hay acrylic…

Tuy nhiên, về giá gỗ mfc và mdf có thể khẳng định một số điều dưới đây:

  • Giá gỗ MFC sẽ rẻ hơn giá gỗ MDF bởi gỗ MFC là ván gỗ dăm mật độ gỗ thấp hơn so với ván sợi mật độ trung bình là MDF, bởi vậy mà độ bền của gỗ MFC thấp hơn so với MDF.
  • Giá gỗ MFC loại thường thấp hơn gỗ MFC lõi xanh chống ẩm. Tương tự, giá gỗ MDF loại thường cũng thấp hơn gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.

Bởi giá gỗ mfc và mdf phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó để biết được mức giá chính xác nhất bạn nên đến địa chỉ cung cấp, phân phối gỗ để tìm hiểu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ với cửa hàng để được báo giá online từ xa.

So sánh giá gỗ mfc và mdf

Cùng mang đến chất lượng khá tốt, nhưng MFC và MDF lại là 2 cái tên đang “Cạnh tranh” nhau gay gắt về giá cả. Chúng chỉ thua kém nhau khoảng chừng 10 nghìn VNĐ/ tấm. Hiện nay, gỗ MFC có mức giá dao động từ 60.000VNĐ – 500.000VNĐ/ m2. Còn gỗ MDF có giá cao hơn khoảng 10 – 20 nghìn VNĐ. Vậy nguyên nhân do đâu và yếu tố nào ảnh hưởng đến giá thành 2 loại vật liệu này?

Như đã phân tích bên trên, sự khác nhau về thành phần, màu sắc… của 2 loại gỗ này chính là yếu tố mấu chốt khiến cho mức giá bị xê dịch. Cụ thể, giá thành của một sản phẩm gỗ công nghiệp được dựa vào chủng loại (trơn, thông thường hay chống ẩm), được gia công 2 mặt hay 1 mặt và kích thước các ván gỗ được sử dụng. Ván gỗ loại thông thường với độ dày khoảng 2mm có mức giá thấp nhất. Ván gỗ bề mặt 25mm loại chống ẩm có giá cao nhất.

Khách hàng nên chọn loại gỗ nào?

Gỗ MDF và MFC đều có ưu điểm về độ bền cao và tính thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, với từng nội thất khác nhau mà chúng phát huy tối đa những ưu điểm của mình. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ những ưu điểm của từng loại gỗ dưới đây để lựa chọn chính xác nhất.

Khách hàng nên dùng gỗ MFC khi nào?

Gỗ MFC An Cường có độ bền tốt, khả năng chịu lực cao, chống ẩm tốt. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho những nội thất như kệ tủ, tủ bếp, tủ quần áo,… Gỗ MFC có nhiều màu sắc phong phú như màu trơn, giả gỗ, giả đá của lớp phủ Melamine. Chúng sẽ giúp cho căn nhà của bạn vừa sang trọng và hiện đại hơn. Nội thất gỗ MFC có chi phí đầu tư thấp nên phù hợp với ngân sách của mọi gia đình.

Khách hàng nên dùng gỗ MDF khi nào?

Gỗ MDF có ưu điểm tuyệt vời về độ phẳng mịn của bề mặt ván gỗ. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sơn nhiều màu hoặc ép lớp phủ lên bề mặt gỗ. Vậy nên, gỗ MDF có sự đa dạng về tính thẩm mỹ rất cao, chống trầy xước tốt. Không những vậy, loại gỗ này có thể soi chỉ các hệ cánh tủ bếp, tủ quần áo làm nội thất tân cổ điển. Nó sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được rất nhiều chi phí thay vì sử dụng gỗ tự nhiên.

Nên lựa chọn gỗ MFC hay MDF cho công trình nhà ở?

Hiện nay, gỗ MDF được đánh giá cao hơn so với gỗ MFC. Cụ thể, nếu như gỗ MFC chỉ sử dụng dăm gỗ trong thành phần thì gỗ MDF lại sử dụng các sợi gỗ. Những sợi này được liên kết bền bỉ với nhau, qua đó tăng cường khả năng chống ẩm cho gỗ. Ngoài ra, gỗ MDF lại có sự đa dạng về mẫu mã bề mặt. Nếu bề mặt của gỗ MFC chỉ phủ Melamine thì gỗ MDF lại được phủ Laminate, sơn màu, Acrylic hoặc lớp Veneer sồi, Ash…Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy, khả năng ứng dụng của gỗ MDF cao hơn, vì thế mà giá thành có sự nhỉnh hơn một chút so với gỗ MFC.

Nhìn chung cả 2 loại gỗ công nghiệp này đều có ưu điểm và tính năng ngang nhau và có thể nói là “một 9 một 10”. Nếu công trình của bạn không đòi hỏi quá nhiều về sự bền vững thì bạn có thể tùy ý lựa chọn gỗ MDF và MFC. Tuy nhiên, đối với nhà ở thì gỗ MDF thường thích hợp hơn và được ưa chuộng nhiều hơn bởi cốt gỗ có tỷ trọng cao được ép chặt, qua đó mang đến khả năng chống thấm tốt hơn. Ngược lại, gỗ MFC  thường được ứng dụng trong các không gian như văn phòng, trường học, nhà hàng và làm vật liệu chính trong sản xuất đồ nội thất gia đình.

Trên đây là một số thông tin về giá gỗ mfc và mdf, hy vọng bạn đã phần nào hiểu được giá gỗ phụ thuộc vào những yếu tố nào để có được lựa chọn phù hợp nhất. Để được giải đáp và tư vấn về mọi vấn đề có liên quan đến thiết kế và thi công nội thất, bạn vui lòng liên hệ Hotline của nội thất gỗ óc chó Cát Tường để được hỗ trợ nhanh nhất.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Miễn phí giao hàng và lắp đặt tại những địa điểm giao hàng < 10km tính từ trung tâm nơi khách hàng đặt hàng

BẢO HÀNH

Chính sách bảo hành áp dụng cho các trường hợp lỗi về nguyên vật liệu, kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp đặt.

THANH TOÁN LINH HOẠT

Khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% tổng giá trị đơn hàng trực tiếp tại Showroom hoặc chuyển khoản ngân hàng.

Cam kết chất lượng

Cam kết 100 % Chất liệu sản xuất giống như trong hợp đồng.

Hotline: 0938 261 248
Tư Vấn Online
Gọi: 0938 261 248